Trong tiếng Hoa điểm có nghĩa là chỉ hoặc ấn bằng ngón tay. Mạch bao gồm kinh mạch của khí hay mạch máu (huyết mạch). Như vậy Điểm Mạch (Điểm huyệt) có nghĩa đánh hoặc ấn vào tĩnh, động mạch hay vào các đường kinh của khí.
Trong trường hợp làm tổn thương động, tĩnh mạch người ta còn dùng từ ngữ đoạn mạch (làm ngưng trệ lưu thông của động mạch). Vì chữ đoạn có nghĩa là làm vỡ, ngăn chặn, che khuất. Người ta còn dùng từ ngữ điểm huyệt – đây là trường hợp tấn công vào thái dương: Một quả thôi sơn khiến động mạch bị vỡ. Các chiêu cầm nã ấn hoặc đả trên các huyệt nằm trên kinh mạch của khí được gọi là điểm huyệt …
Trên nguyên tắc kỹ thuật đoạn mạch được thực hiện hoặc bằng ấn hoặc bằng đả. Nếu đả huyệt đòn cầm nã có thể làm đứt mạch máu và làm ngưng trệ lưu thông bình thường của máu. Điều này có thể đem đến tử vong.
Chẳng hạn nếu ta đánh vào thái dương ta có thể tạo ra sự co bóp của cơ đủ để khiến động mạch bị vỡ. Được thi triển theo dạng ấn, kỹ thuật này cũng có thể làm ngưng tuần hoàn máu.
Trên nguyên tắc kỹ thuật đoạn mạch được thực hiện hoặc bằng ấn hoặc bằng đả. Nếu đả huyệt đòn cầm nã có thể làm đứt mạch máu và làm ngưng trệ lưu thông bình thường của máu. Điều này có thể đem đến tử vong.
Chẳng hạn nếu ta đánh vào thái dương ta có thể tạo ra sự co bóp của cơ đủ để khiến động mạch bị vỡ. Được thi triển theo dạng ấn, kỹ thuật này cũng có thể làm ngưng tuần hoàn máu.
Chẳng hạn ấn vào động mạch cổ làm ngưng dòng chảy của máu về não và như vậy có nghĩa ngưng việc cung cấp oxy cho não – có hai động mạch chủ ở hai bên cổ mà chức năng chính là nuôi dưỡng não bộ . Sự thiếu hụt này kéo theo một cách rất nhanh chóng tình trạng kích ngất rồi tử vong. Việc ngạt thở xảy ra rất nhanh. Đôi khi các cơ phụ hai bên bị tê liệt và gây trở ngại cho việc can thiệp để phục hoạt nạn nhân.
Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm và nắm chắc khả năng phục hồi làm lai tỉnh đối tượng thì tốt hơn đừng sử dụng loại kỹ thuật này.
Như đã nói ở trên, các kỹ thuật điểm huyệt gõ hoặc ấn vào các huyệt thuộc hệ kinh mạch, cơ thể người ta có trên 800 khí huyệt nằm trên 8 mạch và 12 kinh. Hai trong số các mạch này là Đốc mạch và Nhâm mạch.
Khí lưu thông trong hai mạch Nhâm Đốc theo một chu kỳ 24 tiếng đồng hồ. Về phần 12 kinh, chúng có liên hệ với các cơ quan nội tạng. Nhịp tăng giảm của khí trong 12 kinh được trực tiếp gắn liền với các giờ trong ngày, chuyển từ kinh này qua kinh khác mỗi 2 giờ. Mặt khác toàn bộ chuyển động bên trong của khí trong mạng lưới này được điều tiết theo chu kỳ mùa và năm. Khi việc lưu hành của khí bị trì trệ hoặc ngừng hẳn là lúc bệnh tật hoặc cái chết xảy ra. Châm cứu là một phương cách chữa trị bằng việc điều hòa lưu thông khí.
Ấn vào huyệt là một cách thức để tác động lên sự lưu thông này. Trong bộ cầm nã có 108 huyệt có thể bị vỗ hoặc ấn. 72 trong số đó có thể gây tê liệt hay bất tỉnh, 36 huyệt còn lại được coi là tử huyệt.
để xuất chiêu hữu hiệu ta cần phải biết thời điểm khí cường trong đường kinh liên hệ, kỹ thuật gõ thích hợp tương ứng với chiều sâu của huyệt.
Chúng ta sẽ không đào sâu khía cạnh này trong - tập sách này - không chỉ vì tính cách vô cùng phức tạp của nó mà còn vì nguy hiểm tiềm tàng của nó khi nghiên cứu mà không được một võ sư lưu tâm theo dõi.
Trong giới người Hoa cổ truyền, vị chân sư sẽ không truyền lại cho bất cứ bí kíp nào cho đệ tử mà ông không hoàn toàn tin tưởng. Tuy nhiên một số chiêu thức này có thể được dạy lại mà không gây nguy hiểm. Đó là một phần các huyệt không gây tử vong mà phần lớn trong số đó thuộc vào nhóm “chảo huyệt” …
Sưu tầm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét