LIÊN HỆ (0973.422.364 MR. HIẾU)

Quý khách hãy truy cập vào SACHVANG.VN để mua hàng với giá gốc và nhận được thật nhiều ưu đãi khi mua trọn bộ sản phẩm cùng chương trình GIẢM GIÁ ĐẶC BIỆT lên tới 30% khi mua dữ liệu trực tuyến.

Chủ Nhật, 25 tháng 1, 2015

Võ Thuật Thiếu Lâm

Võ Thiếu Lâm hay Thiếu Lâm Quyền, Thiếu Lâm Công Phu là một môn võ thuật cổ truyền của Trung Quốc.

Võ Thuật Thiếu Lâm
Người Trung Hoa thường phân loại các môn võ của họ thành hai loại với tên gọi khác nhau. Môn võ vật thì gọi là Giốc Để, còn võ quyền cước (đánh đá chân tay) gọi là Thủ Bác, mà bây giờ chúng ta gọi là quyền thuật (boxing). Sau này người Trung Hoa gọi các môn võ chân tay (hay quyền thuật) của họ là Kỹ kích hay Kỹ pháp.

Tên khác của Thiếu Lâm Quyền: Thiếu Lâm công phu. Người Quảng Đông thì lại gọi các môn võ thuật có nguồn gốc từ Thiếu Lâm là Kungfu hay Gongfu (phiên âm Hán-Việt: Công Phu) và mang nó đi truyền bá khắp bên ngoài Trung Hoa Đại Lục nên người phương Tây gọi võ Trung Hoa là Kungfu, và các môn quyền thuật (boxing) (tiếng Nhật đọc là Kempo hay Kenpo) và công phu xuất phát từ chùa Thiếu Lâm thì gọi là Thiếu Lâm công phu (Shaolin là phiên âm latinh từ tiếng phổ thông, còn tiếng Quảng Đông đọc là "Sỉu Lầm" - viết là Silum) hoặc là Thiếu Lâm võ thuật. 


Võ Thuật Thiếu Lâm

Trong khi tiếng Nhật thì cũng có một cách đọc na ná âm tiết là Shorin (Shaolin) và Ji (Sì). Do vậy, môn Karate (Không Thủ Đạo) ở Nhật còn có một tên gọi khác nữa là Shorin Ji Kempo nghĩa là Quyền Pháp Thiếu Lâm tự của Nhật Bản (xem mục Liên kết ngoài-Tham khảo phía dưới bài này).

Năm 1945, nước Nhật bại trận sau thế chiến thứ hai và trở nên kiệt quệ hoàn toàn. Kaiso (So Doshin) hiểu rõ thế nào là cảm giác bị đánh bại và đó là một phần lý do khiến ông sáng lập ra Shorinji Kempo. Kaiso (So Doshin) đã phát triển các kỹ thuật của Thiếu Lâm tự Trung Quốc và tập hợp lại thành hệ thống kỹ thuật Thiếu Lâm tự Nhật Bản.

Võ Thuật Thiếu Lâm

Ông (Kaiso (So Doshin)) đã từng nói: "Tôi đã tận mắt chứng kiến thực trạng chính trị quốc tiếm khi mà sức mạnh dường như là công lý duy nhất tồn tại, những mối quan tâm quốc gia xâm chiếm cả tư tưởng, tôn giáo và đạo đức..." "Cách nhìn của tôi với thế giới thay đổi. Tôi hướng tới một mục tiêu cho cách sống mới của mình: Con người. Mọi thứ đều phụ thuộc vào giá trị của con người."

Khi nói chùa Thiếu Lâm mà công chúng xưa nay thường biết đến chính là chùa Thiếu Lâm ở tại dãy núi Tung Sơn (huyện Đăng Phong, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) là thủy tổ của các môn phái võ Trung Hoa.

Còn các võ phái bên ngoài Trung Hoa Đại Lục trong vùng Đông Á (bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam,...) thì lại có nguồn gốc từ Nam Thiếu Lâm và Bắc Thiếu Lâm.

Vị sư trưởng (tục gọi là Phương Trượng) hiện nay (2007) trụ trì tại chùa Thiếu Lâm (Đăng Phong, Hà Nam) là vị hòa thượng pháp danh Thích Vĩnh Tín (s. năm 1965).

Võ Thuật Thiếu Lâm

Sau khi vị hòa thượng này lên quản nhiệm ngôi chùa đã cho thành lập Công ty Thiếu Lâm tự và đăng ký bản quyền thương hiệu cho võ công Thiếu Lâm tại Trung Hoa và tại Cơ Quan Văn Hóa (của) Liên Hiệp Quốc (UNESCO) nhằm tránh nạn "ăn cắp bản quyền sáng chế" và cũng để hạn chế những ngụy phái dám giả mạo xưng danh là môn đồ của Thiếu Lâm tự làm điều càn rỡ phương hại đến uy danh và văn hóa Thiếu Lâm tự, mà nạn phổ biến nhất là việc sáng tác bừa bãi các bài quyền và các kỹ thuật công phu không đúng với tông pháp nguyên ủy của võ công Thiếu Lâm. 

Lịch sử võ công Thiếu Lâm cũng đã là minh chứng cho thấy sự mâu thuẫn về đường lối của Nam Thiếu Lâm và Bắc Thiếu Lâm với Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam (Trung Quốc) và cuối cùng Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam (Trung Quốc) cũng phải thừa nhận vị trí của Bắc Thiếu Lâm (Sơn Đông, Hà Bắc (Trung Quốc)) và Nam Thiếu Lâm (Toàn Châu, Phúc Kiến) trong một hệ thống Thiếu Lâm quyền.

Hơn nữa, vị phương trượng này - Thích Vĩnh Tín - cũng muốn chấn hưng lại danh tiếng văn hóa Thiền Tông Thiếu Lâm tự là cái nôi của Thiền Tông thế giới cũng như khẳng định lại vị trí đặc biệt của Thiền trong võ công Thiếu Lâm từ nguyên thủy của nó, ông đã phát biểu trong lời tựa các ấn phẩm võ công do chính nhà chùa xuất bản hiện nay: "nhà chùa nhờ có võ công mà nổi tiếng, ngược lại võ công của Thiếu Lâm cũng nhờ chùa mà trở nên phát triển" cho nên tại chùa Thiếu Lâm và ở Trung Hoa xưa nay thường hay có câu truyền tụng "Thiền Quyền nhất thể" là như vậy.

Sưu tầm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Hosted Desktop